KHỞI NGHIỆP - MỘT PHONG TRÀO NGUY HIỂM
Blogger Khởi nghiệp xin chia sẽ một góc nhìn thực tế về phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam trong những năm trở lại đây của một bạn Trần Quốc Khánh, anh chia sẽ quan điểm cá nhân của mình rên tường cá nhân của mình, bài viết được nhiều người trong cộng động khởi nghiệp quan tâm, xin mời các bạn cùng đọc và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này nhé!
Mình làm công việc phỏng vấn doanh nhân trên truyền hình và dẫn chương trình các sự kiện doanh nghiệp cũng gần 6 năm nay, và mình tin những gì quan sát và tiếp thu được dù chưa thể phản ánh đầy đủ bức tranh khởi nghiệp của Việt Nam, nhưng chí ít cũng có vài điểm lặp đi lặp lại mang tính chất quy luật. Và một trong số đó là, phong trào khởi nghiệp rất nguy hiểm. Sở dĩ tạm gọi là “phong trào“ vì so với cách đây 5 năm, số lượng các công ty khởi nghiệp xuất hiện rất đông đảo. Một phần cũng bắt nguồn từ làn sóng các du học sinh quay trở về nước. Dù thường xuyên phỏng vấn các bạn khởi nghiệp, tham gia nhiều hội thảo về khởi nghiệp...nhưng nếu hỏi mình có cỗ vũ cho cái gọi là phong trào khởi nghiệp không thì xin thưa là không. Khởi nghiệp ở đây mình xin đề cập chung cả startup (khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ) và SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Dù startup và SME là rất khác và nhiều bạn muốn làm startup nhưng thật ra là đang làm SME. Ở đây xin được gọi chung là làm entrepreneur để đề cập đến một vấn đề nhiều bạn gặp phải. Một điều hiển nhiên, làm entrepreneur không dành cho tất cả mọi người.
.
Một đất nước kém phát triển, đi sau, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn, tổ chức nhà nước khiến cho thu nhập ở các lĩnh vực ngành nghề không đồng đều, tạo cho các bạn trẻ một tâm lý phổ biến là Phi thương bất phú, tức là muốn kiếm nhiều tiền, có cuộc sống sung túc thì phải làm kinh doanh. Kinh doanh là lĩnh vực có lẽ ít cần chuyên môn riêng biệt nhất. Học gì đi nữa thì cũng có thể làm kinh doanh. Các phương tiên truyền thông thì liên tục dập những câu như "Vietnam là điểm thu hút đầu tư...Vn đang phát triển, cơ hội kinh doanh rất tốt..." Những điều đó là không sai, nhưng không đúng với tất cả mọi người. Nếu theo dõi tin doanh nghiệp, chắc bạn cũng sẽ nghe nhiều những cụm từ như "hàng ngàn doanh nghiệp giải thể" "kinh doanh khó khăn" "doanh nghiệp khó tiếp cận vốn" "năng lực cạnh tranh kém"... Bên cạnh những tác nhân bên ngoài khiến doanh nghiệp thất bại, mình tự hỏi bao nhiêu entrepreneur trong số đó vốn sinh ra không phải để làm entrepreneur?
Xem bài viết: Các Startup thành công nghĩ gì về tình hình khởi nghiệp Việt Nam?
Một khi năng lực đã kém thì điều kiện khách quan có tốt cách mấy, doanh nghiệp cũng thất bại mà thôi. Mình thề với bạn, có không ít entrepreneur ở Việt Nam còn chưa thật sự hiểu về những điều căn bản của làm kinh doanh, của sales và marketing, nghiên cứu thị trường, của làm truyền thông, của cải tiến sản phẩm, hoặc nhiều khi xin lỗi, chỉ là quy luật cung và cầu. Đồng ý kinh doanh thì không có tuân theo sách vở, nhưng những thứ căn bản thì vẫn là căn bản không thể thiếu. Đã mất căn bản còn làm liều thì hậu quả khó lường.
Nhiều người làm kinh doanh chỉ bởi có quan hệ với các quan lớn, móc nối được những hợp đồng béo bở, bí mật, độc quyền, hoặc hùn hạp bạn bè, hoặc chợt thấy cái gì hay hay tiềm năng...chứ thực tế doanh nghiệp không có một tí gì là lợi thế cạnh tranh hết.
.
Trông lần làm moderator một hội nghị kinh doanh lớn ở Cần Thơ, mình nghe một đàn chị là người có tiếng trong cộng đồng doanh nghiệp bức xúc "tổ chức hội thảo dành cho doanh nhân nhiều khi chua lắm em ơi. Nhiều người hổng có quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng hay kiến thức. Hội thảo có quan chức tham dự thì họ mới đi, không thì thôi. Vì họ kinh doanh dựa vào mối quan hệ mà. Chua lắm"
.
Bên cạnh đó, rất nhiều entrepreneur thậm chí còn không trả lời được câu hỏi, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ của anh là gì? Nói chung là biết lao ra đại dương đỏ nhưng vẫn cứ lao. Vì bản lĩnh người trẻ mà, không ngại khó khăn thử thách mà, kinh doanh thì phải chông gai. Đúng vậy, kinh doanh thì rất chông gai, nhưng đâm đầu vào chỗ khó mà thiếu sự chuẩn bị tốt cả về tâm lý và nguồn lực thì đó là ngu dại. Và khi đã vào guồng rồi thì khó mà rút ra. Và nhiều người dành cả đời cho cái nghiệp kinh doanh cơ cực tại Việt Nam mà lẽ ra nó không dành cho mình. Có người nói, khởi nghiệp nếu thất bại thì cũng là bài học lớn. Đúng, thật sự nếu bạn là một entrepreneur thì khởi nghiệp thất bại bạn cũng chả hề hấn gì. Nhưng nếu không phải thì nó càng tác động tiêu cực đến tâm lý, và làm lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc, cả những mối quan hệ gia đình và xã hội.
Một tinh thần doanh nhân, một nền kinh tế mạnh với những ông chủ giỏi thì rất tuyệt vời, nhưng sẽ tai hại nếu các bạn trẻ bước ra đời với tinh thần...chỉ muốn làm chủ. Làm chủ kiểu gì khi mà những căn bản về kỹ năng, thái độ làm việc chuyên nghiệp còn chưa có? Nhiều bạn tách ra làm chủ chẳng qua vì không đáp ứng được yêu cầu năng lực khi làm thuê, hoặc nhà quá có điều kiện nên tiêu bớt tiền ông bà già, hoặc làm này làm kia hùn hạp với bạn bè mà chẳng hiểu rõ về sản phẩm... Còn mấy bạn khởi nghiệp công nghệ thì đôi khi đọc quá nhiều Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg mà quên rằng những người đó không phát triển ở môi trường Việt Nam! Có bạn sau khi thấy Hà Đông kiếm triệu đô với Flappy Bird thì nghỉ việc, tách ra viết game riêng, sau một thời gian thất bại lại muốn quay lại công ty cũ!
.
Kinh doanh, khởi nghiệp cũng chỉ là một phần của nền kinh tế. Cái chúng ta đang thiếu ở Việt Nam là giáo dục, văn hoá, và rất nhiều những thứ khác. Các phương tiên truyền thông có vẻ cũng ưu ái những tấm gương kinh doanh giỏi nhiều hơn các lĩnh vực khác nên các bạn trẻ càng ảo tưởng. Đất nước lại trong giai đoạn hội nhập, rõ ràng là cơ hội kinh doanh rất nhiều. Thế là lại sản sinh rất nhiều bạn trẻ có gan làm giàu, sau một thời gian thì ứa gan ứa mật. Nhiều người trong số đó, biết đâu có thể là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn hoá xuất chúng, một cán bộ nhà nước mẫn cán, một kỹ sư tài ba, hay một bác sĩ tài năng? Những người vì hoàn cảnh mưu sinh, hoặc vì thế nào đó phải khởi nghiệp kinh doanh thì không nói. Nhưng nếu có thể lựa chọn, xin đừng lựa chọn kinh doanh nếu nó không phải dành cho mình.
.
Ở Việt Nam, phong trào khởi nghiệp thật sự là một phong trào nguy hiểm mà những thiệt hại và chi phí cơ hội là không thể tính hết. Mình sẽ vẫn tiếp tục gắn bó với những chương trình liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh, nhưng mình không cỗ vũ điều đó cho tất cả mọi người. Rất mong Vn tiếp tục xuất hiện những doanh nhân, người làm chủ xuất chúng, và cũng rất mong những người xuất chúng ở các lĩnh vực khác nữa.
.
P.S: Trong ảnh là hình ảnh mô hình Dreamplex, văn phòng chia sẻ quy mô lớn đầu tiên tại TPHCM sẽ khai trương vào giữa tháng 11, nơi hứa hẹn sẽ tập trung nhiều công ty khởi nghiệp trẻ. Mình dự định sẽ quay hình vài talk-show tại đây, với những chủ đề hướng nghiệp giúp nhiều bạn trẻ thoát khỏi cái phong trào nguy hiểm không dành cho họ!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn