UBER: TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
- Thứ hai - 10/07/2017 21:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ hai năm trở lại đây tại thì trường Việt Nam chúng ta chúng kiến sự phát triển bùng nổ của mô hình kinh doanh Uber hay Grab. Mô hình kinh doanh sáng tạo mới mẻ đã giúp cho Uber có những bước nhảy đột phá về tốc độ phát triển và lợi nhuận của công ty. Nhưng phía đằng sau vẻ hào quang đó nó cũng tồn tại những vấn đề sống còn cho một công ty toàn cầu.
UBER: TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Trong một đêm đông tuyết phủ cuối năm 2008, Travis Kalanick & Garrett Camp đã rất vất vả khi cố gắng gọi taxi tại thành phố Paris hoa lệ. Một ý tưởng lóe lên trong đầu hai thanh niên trẻ để giải quyết nỗi đau cho khách hàng, giúp họ gọi xe chỉ bằng vài cú chạm (tap a button, get a ride). Và thế là UberCab ra đời tháng 3 năm 2009, sau đó đổi tên thành Uber vào năm 2011.
Nhờ đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ (sharing economy), tên riêng Uber biến thành danh từ chung Uberification hoặc Uberisation để mô tả sự thay đổi trong ngành nghề nào đó khi áp dụng công thức kinh tế chia sẻ.
Xem:>>> HỆ LỤY GRAB
Doanh nghiệp của bạn là Uber, Grab hay bác xe ôm?
A. TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI… Mô hình kinh doanh hiểu đơn giản là công thức kiếm tiền. Nếu cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống với công thức cũ kỹ, Uber sẽ không có cửa vì hàng loạt bài toán hóc búa về chi phí mua xe, trả lương tài xế, quản lý tài sản & nhân sự… Trong thời buổi công nghệ hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, họ đã nhanh trí áp dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách mọi người sử dụng xe của mình & của người khác. “Uber” trong tiếng Đức tương đương với chữ “above” trong tiếng Anh, nghĩa là vượt lên trên mọi tầm nhìn, mọi mong đợi. Chỉ sau 8 năm thành lập, Uber đã được định giá 69 tỷ đô, có mặt ở hơn 600 thành phố lớn trên thế giới với hơn 1 triệu tài xế, & nghiễm nhiên trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới tuy không sở hữu bất kỳ chiếc taxi nào.
1. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG (CUSTOMER SEGMENTS)
Mô hình kinh doanh của Uber đột phá vì góc nhìn khác lạ về phân khúc khách hàng. Không hời hợt cho rằng khách hàng chỉ là những người cần xe, Uber chia những người sử dụng xe thành 2 phân khúc chính, trong từng phân khúc lại có những nhóm đối tượng nhỏ khác nhau với những nhu cầu khác nhau:
- Người đi xe:
o Những người không có xe riêng o Những người không muốn tự lái xe đi tiệc hay đi làm
o Những người muốn di chuyển bằng những chiếc xe sang trọng & được đối xử như khách VIP
o Những người muốn có xe với giá cả hợp lý đến rước tận nhà
- Người lái xe:
o Những người có xe riêng & muốn kiếm thêm thu nhập
o Những người đam mê lái xe
o Những người muốn được gọi là đối tác thay vì tài xế
2. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION)
Hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, Uber đã cung cấp cho họ những đề xuất giá trị, biến nỗi đau (pain) của họ thành sự thỏa mãn (gain):
- Người đi xe:
o Thời gian chờ tối thiểu
o Giá rẻ hơn taxi truyền thống
o Không phải trả tiền mặt
o Biết thời gian đến (ETA - Estimated Time of Arrival) & theo dõi được lộ trình của xe trên bản đồ theo thời gian thực
- Người lái xe:
o Thêm thu nhập
o Giờ làm việc linh động, có thể làm bán thời gian
o Thủ tục thanh toán đơn giản
o Nhận thù lao hàng tuần qua chuyển khoản, sau khi khấu trừ 25% phí dịch vụ từ Uber
3. KÊNH PHÂN PHỐI (CHANNELS)
Không cần thuê tổng đài, bãi đỗ xe cố định như taxi truyền thống, Uber hoàn toàn sử dụng công nghệ để đưa dịch vụ của mình đến tận ngón tay của khách hàng:
- Website - Ứng dụng trên smartphone dùng hệ điều hành Android
- Ứng dụng trên iPhone (hệ điều hành iOS)
4. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP)
Vì khách hàng là Thượng đế, nên mọi ý kiến của họ đều được Uber ghi nhận tức thời sau mỗi cuốc xe thông qua:
- Hệ thống đánh giá, chấm điểm tài xế & phản hồi trực tiếp với công ty qua ứng dụng
- Dịch vụ khách hàng
- Mạng xã hội
5. DÒNG DOANH THU (REVENUE STREAMS)
Không hài lòng với đồng hồ tính cuốc thông thường hay dịch vụ taxi truyền thống, Uber liên tục sáng tạo ra nhiều cách khiến khách hàng phải móc hầu bao:
- Giá cuốc theo km
- Tăng giá vào giờ cao điểm, trời mưa
- Đa dạng hóa dịch vụ: UberX (xe 4 chỗ), UberTAXI (taxi khác), UberBLACK (xe sang), UberSUV (xe 7 chỗ), UberPOOL (đi chung xe), UberMOTO (xe ôm), UberCARGO (vận chuyển hàng hóa), UberEATS (giao đồ ăn)…
6. HOẠT ĐỘNG CHÍNH (KEY ACTIVITIES) Các hoạt động chính giúp Uber xây dựng & phát triển mô hình kinh doanh của mình bao gồm: - Phát triển & quản lý sản phẩm - Marketing & thu hút khách hàng - Tuyển tài xế - Quản lý & chi trả cho tài xế - Dịch vụ khách hàng
7. NGUỒN LỰC CHÍNH (KEY RESOURCES) Các nguồn lực chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm: - Nền tảng công nghệ - Nguồn tài xế chất lượng được chính khách hàng kiểm định & công nhận
8. ĐỐI TÁC CHÍNH (KEY PARTNERS) Các đối tác chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm: - Tài xế có xe riêng - Cổng thanh toán - Nhà cung cấp dịch vụ bản đồ - Nhà đầu tư
9. CẤU TRÚC CHI PHÍ (COST STRUCTURE) Không cần mua xe hay thuê tài xế, Uber đã tối giản cấu trúc chi phí của mình, chỉ tập trung vào các mảng chính sau:
- Cơ sở hạ tầng công nghệ
- Lương cho nhân viên chính thức
- Chi phí Marketing & sự kiện
B. … ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ TĂNG TRƯỞNG BẰNG MỌI GIÁ
Với một mô hình kinh doanh sáng tạo & thông minh như vậy, Uber tăng trưởng nóng đến mức bắt đầu mất kiểm soát vào đầu năm 2017, khi những cáo buộc về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử tại Uber bị Susan Fowler
- một cựu nhân viên nữ tiết lộ trên mạng. Ngay sau đó New York Times đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên đã & đang làm cho Uber, kết quả cho thấy môi trường làm việc ở Uber tự do đến mức kinh khủng. Lãnh đạo cấp cao được phép làm bất cứ điều gì cho dù là xúc phạm đến danh dự hay cơ thể người khác. Văn hóa tăng trưởng bằng mọi giá trở thành con dao 2 lưỡi đẩy Uber lên nhanh & tuột dốc cũng nhanh với hàng loạt biến cố lớn từ đầu năm nay:
- Tháng 2: cáo buộc của Fowler về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử, Google kiện Uber về việc ăn cắp các nghiên cứu về công nghệ xe tự lái khi tuyển các cựu kỹ sư của họ, lộ clip Travis Kalanick cãi tay đôi với một tài xế Uber về chính sách giá.
- Tháng 3: New York Times tiết lộ Uber đã sử dụng công cụ “Greyball” để tìm cách né tránh các lực lượng chức năng tại các thành phố muốn ngăn cản Uber như Boston, Paris & Las Vegas.
- Tháng 4: Tim Cook cảnh cáo sẽ rút Uber ra khỏi App Store nếu Uber tiếp tục vi phạm điều khoản sử dụng về việc thu thập số điện thoại của khách hàng cho dù họ đã xóa thông tin, mặc cho Uber giải thích là họ chỉ muốn ngăn chặn việc khách hàng xóa đi cài lại ứng dụng nhằm hưởng mã khuyến mãi.
- Tháng 5: Uber thông báo sẽ chi trả hàng chục triệu đô cho tất cả tài xế New York để đền bù cho việc kế toán đã tính nhầm & trả cho họ ít hơn số tiền lẽ ra họ được nhận hàng năm trời.
- Tháng 6: Travis Kalanick từ chức CEO dưới áp lực của nhà đầu tư & sau hàng loạt sự ra đi của các vị trí chủ chốt về Vận hành (Operations), Tài chính, Marketing & Kinh doanh. Tương lai của Uber còn khá mờ mịt vì phải khắc phục những hậu quả nặng nề do văn hóa doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh đã bị xem nhẹ trong suốt thời gian dài, trong khi các đối thủ chỉ chực chờ biến nguy của Uber thành cơ của họ. Một mô hình kinh doanh thành công chưa chắc đã bền vững nếu không lấy đạo đức kinh doanh làm nền tảng & văn hóa doanh nghiệp làm chất kết dính. Đối với mọi doanh nghiệp, tăng trưởng rất quan trọng nhưng không nên là mục tiêu duy nhất.
Thứ bền vững nhất khiến doanh nghiệp tồn tại & phát triển phải là giá trị họ mang đến cho khách hàng & cộng đồng (nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền, xã hội…). Chính giá trị mà khách hàng & cộng đồng cảm nhận được này mới mang lại lợi nhuận, tăng trưởng bền vững & giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy cứ dấn thân để thành công, nhưng đừng bất chấp tất cả nhé các doanh nhân tài giỏi của Group QTvKN!
Nhờ đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ (sharing economy), tên riêng Uber biến thành danh từ chung Uberification hoặc Uberisation để mô tả sự thay đổi trong ngành nghề nào đó khi áp dụng công thức kinh tế chia sẻ.
Xem:>>> HỆ LỤY GRAB
Doanh nghiệp của bạn là Uber, Grab hay bác xe ôm?
A. TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI… Mô hình kinh doanh hiểu đơn giản là công thức kiếm tiền. Nếu cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống với công thức cũ kỹ, Uber sẽ không có cửa vì hàng loạt bài toán hóc búa về chi phí mua xe, trả lương tài xế, quản lý tài sản & nhân sự… Trong thời buổi công nghệ hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, họ đã nhanh trí áp dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách mọi người sử dụng xe của mình & của người khác. “Uber” trong tiếng Đức tương đương với chữ “above” trong tiếng Anh, nghĩa là vượt lên trên mọi tầm nhìn, mọi mong đợi. Chỉ sau 8 năm thành lập, Uber đã được định giá 69 tỷ đô, có mặt ở hơn 600 thành phố lớn trên thế giới với hơn 1 triệu tài xế, & nghiễm nhiên trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới tuy không sở hữu bất kỳ chiếc taxi nào.
1. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG (CUSTOMER SEGMENTS)
Mô hình kinh doanh của Uber đột phá vì góc nhìn khác lạ về phân khúc khách hàng. Không hời hợt cho rằng khách hàng chỉ là những người cần xe, Uber chia những người sử dụng xe thành 2 phân khúc chính, trong từng phân khúc lại có những nhóm đối tượng nhỏ khác nhau với những nhu cầu khác nhau:
- Người đi xe:
o Những người không có xe riêng o Những người không muốn tự lái xe đi tiệc hay đi làm
o Những người muốn di chuyển bằng những chiếc xe sang trọng & được đối xử như khách VIP
o Những người muốn có xe với giá cả hợp lý đến rước tận nhà
- Người lái xe:
o Những người có xe riêng & muốn kiếm thêm thu nhập
o Những người đam mê lái xe
o Những người muốn được gọi là đối tác thay vì tài xế
2. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION)
Hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, Uber đã cung cấp cho họ những đề xuất giá trị, biến nỗi đau (pain) của họ thành sự thỏa mãn (gain):
- Người đi xe:
o Thời gian chờ tối thiểu
o Giá rẻ hơn taxi truyền thống
o Không phải trả tiền mặt
o Biết thời gian đến (ETA - Estimated Time of Arrival) & theo dõi được lộ trình của xe trên bản đồ theo thời gian thực
- Người lái xe:
o Thêm thu nhập
o Giờ làm việc linh động, có thể làm bán thời gian
o Thủ tục thanh toán đơn giản
o Nhận thù lao hàng tuần qua chuyển khoản, sau khi khấu trừ 25% phí dịch vụ từ Uber
3. KÊNH PHÂN PHỐI (CHANNELS)
Không cần thuê tổng đài, bãi đỗ xe cố định như taxi truyền thống, Uber hoàn toàn sử dụng công nghệ để đưa dịch vụ của mình đến tận ngón tay của khách hàng:
- Website - Ứng dụng trên smartphone dùng hệ điều hành Android
- Ứng dụng trên iPhone (hệ điều hành iOS)
4. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP)
Vì khách hàng là Thượng đế, nên mọi ý kiến của họ đều được Uber ghi nhận tức thời sau mỗi cuốc xe thông qua:
- Hệ thống đánh giá, chấm điểm tài xế & phản hồi trực tiếp với công ty qua ứng dụng
- Dịch vụ khách hàng
- Mạng xã hội
5. DÒNG DOANH THU (REVENUE STREAMS)
Không hài lòng với đồng hồ tính cuốc thông thường hay dịch vụ taxi truyền thống, Uber liên tục sáng tạo ra nhiều cách khiến khách hàng phải móc hầu bao:
- Giá cuốc theo km
- Tăng giá vào giờ cao điểm, trời mưa
- Đa dạng hóa dịch vụ: UberX (xe 4 chỗ), UberTAXI (taxi khác), UberBLACK (xe sang), UberSUV (xe 7 chỗ), UberPOOL (đi chung xe), UberMOTO (xe ôm), UberCARGO (vận chuyển hàng hóa), UberEATS (giao đồ ăn)…
6. HOẠT ĐỘNG CHÍNH (KEY ACTIVITIES) Các hoạt động chính giúp Uber xây dựng & phát triển mô hình kinh doanh của mình bao gồm: - Phát triển & quản lý sản phẩm - Marketing & thu hút khách hàng - Tuyển tài xế - Quản lý & chi trả cho tài xế - Dịch vụ khách hàng
7. NGUỒN LỰC CHÍNH (KEY RESOURCES) Các nguồn lực chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm: - Nền tảng công nghệ - Nguồn tài xế chất lượng được chính khách hàng kiểm định & công nhận
8. ĐỐI TÁC CHÍNH (KEY PARTNERS) Các đối tác chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm: - Tài xế có xe riêng - Cổng thanh toán - Nhà cung cấp dịch vụ bản đồ - Nhà đầu tư
9. CẤU TRÚC CHI PHÍ (COST STRUCTURE) Không cần mua xe hay thuê tài xế, Uber đã tối giản cấu trúc chi phí của mình, chỉ tập trung vào các mảng chính sau:
- Cơ sở hạ tầng công nghệ
- Lương cho nhân viên chính thức
- Chi phí Marketing & sự kiện
B. … ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ TĂNG TRƯỞNG BẰNG MỌI GIÁ
Với một mô hình kinh doanh sáng tạo & thông minh như vậy, Uber tăng trưởng nóng đến mức bắt đầu mất kiểm soát vào đầu năm 2017, khi những cáo buộc về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử tại Uber bị Susan Fowler
- một cựu nhân viên nữ tiết lộ trên mạng. Ngay sau đó New York Times đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên đã & đang làm cho Uber, kết quả cho thấy môi trường làm việc ở Uber tự do đến mức kinh khủng. Lãnh đạo cấp cao được phép làm bất cứ điều gì cho dù là xúc phạm đến danh dự hay cơ thể người khác. Văn hóa tăng trưởng bằng mọi giá trở thành con dao 2 lưỡi đẩy Uber lên nhanh & tuột dốc cũng nhanh với hàng loạt biến cố lớn từ đầu năm nay:
- Tháng 2: cáo buộc của Fowler về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử, Google kiện Uber về việc ăn cắp các nghiên cứu về công nghệ xe tự lái khi tuyển các cựu kỹ sư của họ, lộ clip Travis Kalanick cãi tay đôi với một tài xế Uber về chính sách giá.
- Tháng 3: New York Times tiết lộ Uber đã sử dụng công cụ “Greyball” để tìm cách né tránh các lực lượng chức năng tại các thành phố muốn ngăn cản Uber như Boston, Paris & Las Vegas.
- Tháng 4: Tim Cook cảnh cáo sẽ rút Uber ra khỏi App Store nếu Uber tiếp tục vi phạm điều khoản sử dụng về việc thu thập số điện thoại của khách hàng cho dù họ đã xóa thông tin, mặc cho Uber giải thích là họ chỉ muốn ngăn chặn việc khách hàng xóa đi cài lại ứng dụng nhằm hưởng mã khuyến mãi.
- Tháng 5: Uber thông báo sẽ chi trả hàng chục triệu đô cho tất cả tài xế New York để đền bù cho việc kế toán đã tính nhầm & trả cho họ ít hơn số tiền lẽ ra họ được nhận hàng năm trời.
- Tháng 6: Travis Kalanick từ chức CEO dưới áp lực của nhà đầu tư & sau hàng loạt sự ra đi của các vị trí chủ chốt về Vận hành (Operations), Tài chính, Marketing & Kinh doanh. Tương lai của Uber còn khá mờ mịt vì phải khắc phục những hậu quả nặng nề do văn hóa doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh đã bị xem nhẹ trong suốt thời gian dài, trong khi các đối thủ chỉ chực chờ biến nguy của Uber thành cơ của họ. Một mô hình kinh doanh thành công chưa chắc đã bền vững nếu không lấy đạo đức kinh doanh làm nền tảng & văn hóa doanh nghiệp làm chất kết dính. Đối với mọi doanh nghiệp, tăng trưởng rất quan trọng nhưng không nên là mục tiêu duy nhất.
Thứ bền vững nhất khiến doanh nghiệp tồn tại & phát triển phải là giá trị họ mang đến cho khách hàng & cộng đồng (nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền, xã hội…). Chính giá trị mà khách hàng & cộng đồng cảm nhận được này mới mang lại lợi nhuận, tăng trưởng bền vững & giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy cứ dấn thân để thành công, nhưng đừng bất chấp tất cả nhé các doanh nhân tài giỏi của Group QTvKN!
Nguồn: #huyenanh #konned #airbnb #uber #businessmodel Nguyễn Phước Huyền Anh Founder - CEO of KonnEd .com, trang web kết nối giáo dục (KONNecting EDucation) Airbnb Superhost & Consultant
Suua tầm và biên soạn bởi: Blogger khởi nghiệp
Suua tầm và biên soạn bởi: Blogger khởi nghiệp