BÀN VỀ CHỮ ‘TÍN’ TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
- Thứ tư - 21/12/2016 23:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BÀN VỀ CHỮ ‘TÍN’ TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
‘Tín’ 1 là phải tin mình
Phải tự tin! Nếu bạn không tự tin sẽ không bao giờ có ai tin bạn, đó là quy luật.
Muốn tự tin phải biết rõ mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu; biết rõ mình mạnh điểm nào để phát huy tạo thành quả tối ưu, và mình yếu chỗ nào để sớm khắc phục, hoàn thiện bản thân; biết rõ những giá trị tích cực mình phải trau dồi & giữ gìn; biết rõ những năng lực yêu cầu mình phải rèn luyện để trở thành nhà lãnh đạo giỏi.
BÀN VỀ CHỮ ‘TÍN’ TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
‘Tín’ 2 là phải tin người để được người tin
Tin đối tác, tin đồng nghiệp, tin nhân viên của mình. Phải thể hiện lòng tin không chỉ qua lời nói mà phải bằng hành động. Tin tưởng đối tác, sự hợp tác mới lâu dài; tin tưởng đồng nghiệp, khả năng phối hợp làm việc nhóm mới cao; tin tưởng nhân viên, sự tận tuỵ của nhân viên mới có. Chúng ta vẫn thường nghe câu nói làm việc hết mình, toàn tâm toàn ý, đó là thái độ khởi phát từ sự tin tưởng mà có.
Người xưa nói: “NGHI NHÂN BẤT DỤNG, DỤNG NHÂN BẤT NGHI”, nghĩa là nếu bạn không tin tưởng một người nào đó thì đừng bao giờ tuyển dụng họ, bởi vì điều đó sẽ khiến cho bạn luôn luôn ở trạng thái nghi ngờ, lo sợ về đối phương.
Khi bạn không tin tưởng nhân viên của mình, bạn có yên tâm khi giao việc cho họ? bạn có đầu tư thời gian, công sức & tiền bạc để phát triển họ không? Chắc chắn là không.
Còn nv của bạn, khi cảm nhận rằng sếp không tin tưởng mình, không tin là mình chân thật, không tin là mình có thể làm được, không tin là mình siêng năng, có trách nhiệm, v.v… thì nhuệ khí sẽ bị mất đi. Người thực sự giỏi thì cảm thấy bị xem thường, thiếu tôn trọng; người yếu kém hơn thì bị lung lay ‘hào khí’, từ đó ảnh hưởng đến sự tự tin của họ. Rõ ràng là dùng người mà không tin tưởng sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ tai hại cho tổ chức.
Vì thế, khi dùng người chúng ta phải đặt trọn lòng tin vào họ: Tin họ trung thực, tin họ siêng năng làm việc, tin họ luôn muốn hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn thời hạn, tin họ một lòng một dạ vì mình và vì tổ chức. Có câu nói như thế này: “Bạn nghĩ nhân viên là người như thế nào thì họ sẽ trở thành người như thế ấy”. Khi giao việc cho nhân viên, hãy nói rằng “Anh tin là em sẽ làm được”, “Chị tin là em sẽ làm tốt” thì nhân viên của bạn sẽ có thêm lòng tin để thực hiện công việc.
Trong quyển sách Thói quen thứ 8, Tiến sĩ Stephen Covey có kể: Có một lần, ông gặp một thanh niên trông rất có tiềm năng nhưng đang ở trạng thái rất là thảm hại, thất vọng lại nghiện ngập và mất đi sự tự tin đối với công việc đang làm. Trước khi chia tay, Stephen đã nói một câu với cậu ta là: “Tôi thấy cậu rất có tiềm năng và tôi tin là cậu sẽ làm được”. Vài năm sau, nghe một người bạn kể lại, Stephen mới biết giờ cậu ta là một chính khách quan trọng và chính miệng cậu ta kể cho bạn Stephen nghe là chỉ nhờ vào một câu nói của Stephen là “Tôi tin là cậu sẽ làm được” đã động viên cậu ta trong suốt quá trình phấn đấu xây dựng sự nghiệp của mình.
Nếu xem phim Mỹ, để ý, các bạn sẽ thấy, các bậc cha mẹ trong phim khi khuyến khích con cái làm việc gì, đều hay nói: “Bố/mẹ tin là con sẽ làm được!”. Câu nói “YES, YOU CAN” rất quan trọng!
Cho là nhận. Bánh ích có đi bánh quy mới lại. Hãy thật lòng tin tưởng nhân viên, bạn sẽ nhận lại sự tín nhiệm từ họ. Bạn không thể bắt người khác phải tin tưởng mình trong khi bạn không hề thể hiện lòng tin nơi họ.
Không nhà lãnh đạo nào thiếu tự tin lại có thể lãnh đạo người khác thành công; không nhân viên nào lại đi theo nhà lãnh đạo mà họ không tin tưởng hoặc không tin tưởng họ!
Trong quản trị nhân sự có một câu nói tôi thích nhất đó là: “Làm đúng ngay từ đầu” (Doing things right at first time). Vì vậy, hễ nghi thì không nên tuyển, không được dụng; mà hễ đã quyết định tuyển rồi thì phải đặt trọn lòng tin.
Phép dụng nhân chính là ở chỗ đó!
Các bạn xem nhiều tin hay về khởi nghiệp tại: http://chinhphucuocmo.com/
Nguồn: #qtvknAnthony Mỹ