CHIẾN LƯỢC CHO KHỞI NGHIỆP – CÓ GÌ KHÁC CHIẾN LƯỢC NÓI CHUNG?
- Thứ tư - 14/06/2017 22:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao các chiến lược kinh doanh nó khác khi áp dụng vào thực tế quá? Cơ bản chiến lược kinh odanh là mô phòng của các tập đoàn lớn, những doanh nghiệp đã thành công còn CHIẾN LƯỢC CHO KHỞI NGHIỆP – CÓ GÌ KHÁC CHIẾN LƯỢC NÓI CHUNG?
Bài viết nên xem:>>> RẤT NHIỀU STARTUPS HIỆN NAY ĐỀU KHÔNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Chiến lược marketing của chàng ăn mày
(Recap bài giảng của Thầy Trần Kim Thành cho Lớp CEO KN SG3 (Lớp CEO Khởi Nghiệp Sài Gòn 3) – ngày 11/06/2017)
Thầy nói, lớp này may mắn vì sau khi Thầy khảo sát tất cả học viên CEO SG1, SG2 và HN1 (Hà Nội 1), Thầy đã chỉnh sửa ra bài giảng này. Mình cảm nhận rõ ràng sự khác biệt so với 2 lớp SG1 và SG2. Thông qua bài giảng này, Thầy đã chuẩn bị hành trang, lộ trình và công cụ cho những con người đang bước chân vào con đường khởi nghiệp.
1. Hành trang: Thay đổi tư duy - Thầy nghiêm khắc hơn so với các lớp trước để buộc các bạn thay đổi tư duy rằng thị trường rất nghiêm khắc, mình cần chuẩn bị kỹ trước khi hành động và tận dụng cơ hội. Thầy bảo: trước khi làm chịu khó nghiên cứu, chịu khó đào sâu phân tích thì tốn ít tiền, chứ làm sai rồi sửa thậm chí thất bại thì tốn rất nhiều tiền.
- Thầy dành nhiều thời gian hơn (gần như cả buổi sáng) để đánh động tư duy hơn cho các bạn. Thị trường có quy luật và chúng ta vận dụng các quy luật của thị trường để bước chân vào đó và tìm kiếm lợi nhuận/ giá trị.
- Thầy nhấn mạnh vào bước phân tích và chọn ngành rất nhiều: phân tích toàn bộ thị trường, phân tích ngành mình chọn, phân tích năng lực của mình để tìm ra được yếu tố thành công trong ngành.
- Thầy cung cấp công cụ để phân tích chuỗi ngành và phân tích thời điểm nên vào ngành, vị trí của doanh nghiệp trong ngành
2. Lộ trình: Bộ chiến lược Chiến lược không bao giờ là đơn lẻ, nó phải đi thành bộ bao gồm 4 cấp chiến lược. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình bộ chiến lược này như 1 con đường riêng của mình trong quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
- Chiến lược định hướng: Tất cả các hoạt động phân tích thị trường, phân tích chuỗi giá trị và tìm kiếm điểm vào ngành, vị thế vào ngành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi … chính là chiến lược định hướng. Bạn không nên tiếc thời gian đầu tư cho giai đoạn này, vì dịnh hướng đúng là cực kỳ quan trọng quyết định nên thành công và cách bạn sẽ thành công
- Chiến lược cạnh tranh: bạn sẽ vào ngành như thế nào, bằng sự khác biệt hay bằng giá? Hay bằng cả 2? Ở giai đoạn này bạn cần phân tích kỹ 3 đối tượng liên quan là Khách hàng, Đối thủ và Chúng ta để đưa ra được chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng và vượt qua đối thủ
- Chiến lược chức năng: Từ chiến lược cạnh tranh đó, từng phòng ban phải làm gì? Mô tả công việc, tầm quan trọng của nó, cách thức thực hiện nó và lộ trình để thực hiện nó.
- Chiến lược hoạt động: những kế hoạch ngắn hạn, những hành động cụ thể, thước đo cụ thể để triển khai chiến lược ngắn hạn
3. Công cụ: Các công cụ phân tích chiến lược kinh doanh, mục đích và thời điểm áp dụng
- Phân tích môi trường kinh doanh tổng thể (kinh tế, chính trị, công nghệ, tự nhiên, nhân khẩu học, văn hóa xã hội). Bước này dùng để nhìn ra xu thế và chọn ngành thuận lợi để vào thị trường, nên làm khi mới bắt đầu ý định khởi nghiệp.
- Công cụ chuỗi giá trị: sau khi chọn ngành, dùng công cụ này để phân tích và chọn đúng vị trí đứng trong ngành, nơi mình có thế mạnh phù hợp
- Công cụ PLC (Product Life Circle): nếu bạn vào ngành bằng 1 sản phẩm nào đó, thì công cụ này sẽ giúp bạn nhìn ra sp tương tự đó đang ở giai đoạn nào trên thị trường: Khai phá, Tăng trường, Đỉnh cao hay Suy thoái. Giai đoạn lý tưởng nhất là Tăng trưởng vì tiết kiệm chi phí và có nhiều cơ hội
- Công cụ SWOT động: Phân tích các điểm mạnh, yếu của chính mình trong môi trường kinh tế động, để chuẩn bị đón đầu cơ hội và né tránh rủi ro.
- Công cụ 3C: Customer, Competitor và Company. Phân tích 3 yếu tố này sẽ giúp chúng ta có chiến lược cạnh tranh đúng đắn, kéo khách hàng lại gần hơn và vượt qua đối thủ.
- Ma trận ANSOFF: phân tích năng lực sản phẩm và trình trạng thị trường hiện tại để quyết định mục tiêu đầu tư, nên khai thác triệt để sản phẩm cũ thị trường cũ, khai phá thị trường mới bằng sản phẩm cũ hay đầu tư sản phẩm mới.
- Ma trận BCG: phân tích portfolios sản phẩm để chọn đúng danh mục và mức độ đầu tư. Mọi doanh nghiệp đều cần ít nhất 1 “con bò” và phải nuôi bò từ đâu. Đây là công cụ giúp chúng ta nhìn rõ năng lực nội tại của sản phẩm và của chính mình để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Trên đây là những cảm nhận của cá nhân Dung, xin chia sẻ với các ACE SG1, SG2 và HN1, đặc biệt là những anh chị không có điều kiện tham dự lớp của Thầy ở SG3. Xin trân trọng tri ân tất cả các Thây Cô đã đồng hành cùng các học viên CEO KN – Group QTvKN.
Chiến lược marketing của chàng ăn mày
(Recap bài giảng của Thầy Trần Kim Thành cho Lớp CEO KN SG3 (Lớp CEO Khởi Nghiệp Sài Gòn 3) – ngày 11/06/2017)
Thầy nói, lớp này may mắn vì sau khi Thầy khảo sát tất cả học viên CEO SG1, SG2 và HN1 (Hà Nội 1), Thầy đã chỉnh sửa ra bài giảng này. Mình cảm nhận rõ ràng sự khác biệt so với 2 lớp SG1 và SG2. Thông qua bài giảng này, Thầy đã chuẩn bị hành trang, lộ trình và công cụ cho những con người đang bước chân vào con đường khởi nghiệp.
1. Hành trang: Thay đổi tư duy - Thầy nghiêm khắc hơn so với các lớp trước để buộc các bạn thay đổi tư duy rằng thị trường rất nghiêm khắc, mình cần chuẩn bị kỹ trước khi hành động và tận dụng cơ hội. Thầy bảo: trước khi làm chịu khó nghiên cứu, chịu khó đào sâu phân tích thì tốn ít tiền, chứ làm sai rồi sửa thậm chí thất bại thì tốn rất nhiều tiền.
- Thầy dành nhiều thời gian hơn (gần như cả buổi sáng) để đánh động tư duy hơn cho các bạn. Thị trường có quy luật và chúng ta vận dụng các quy luật của thị trường để bước chân vào đó và tìm kiếm lợi nhuận/ giá trị.
- Thầy nhấn mạnh vào bước phân tích và chọn ngành rất nhiều: phân tích toàn bộ thị trường, phân tích ngành mình chọn, phân tích năng lực của mình để tìm ra được yếu tố thành công trong ngành.
- Thầy cung cấp công cụ để phân tích chuỗi ngành và phân tích thời điểm nên vào ngành, vị trí của doanh nghiệp trong ngành
2. Lộ trình: Bộ chiến lược Chiến lược không bao giờ là đơn lẻ, nó phải đi thành bộ bao gồm 4 cấp chiến lược. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình bộ chiến lược này như 1 con đường riêng của mình trong quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
- Chiến lược định hướng: Tất cả các hoạt động phân tích thị trường, phân tích chuỗi giá trị và tìm kiếm điểm vào ngành, vị thế vào ngành, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi … chính là chiến lược định hướng. Bạn không nên tiếc thời gian đầu tư cho giai đoạn này, vì dịnh hướng đúng là cực kỳ quan trọng quyết định nên thành công và cách bạn sẽ thành công
- Chiến lược cạnh tranh: bạn sẽ vào ngành như thế nào, bằng sự khác biệt hay bằng giá? Hay bằng cả 2? Ở giai đoạn này bạn cần phân tích kỹ 3 đối tượng liên quan là Khách hàng, Đối thủ và Chúng ta để đưa ra được chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng và vượt qua đối thủ
- Chiến lược chức năng: Từ chiến lược cạnh tranh đó, từng phòng ban phải làm gì? Mô tả công việc, tầm quan trọng của nó, cách thức thực hiện nó và lộ trình để thực hiện nó.
- Chiến lược hoạt động: những kế hoạch ngắn hạn, những hành động cụ thể, thước đo cụ thể để triển khai chiến lược ngắn hạn
3. Công cụ: Các công cụ phân tích chiến lược kinh doanh, mục đích và thời điểm áp dụng
- Phân tích môi trường kinh doanh tổng thể (kinh tế, chính trị, công nghệ, tự nhiên, nhân khẩu học, văn hóa xã hội). Bước này dùng để nhìn ra xu thế và chọn ngành thuận lợi để vào thị trường, nên làm khi mới bắt đầu ý định khởi nghiệp.
- Công cụ chuỗi giá trị: sau khi chọn ngành, dùng công cụ này để phân tích và chọn đúng vị trí đứng trong ngành, nơi mình có thế mạnh phù hợp
- Công cụ PLC (Product Life Circle): nếu bạn vào ngành bằng 1 sản phẩm nào đó, thì công cụ này sẽ giúp bạn nhìn ra sp tương tự đó đang ở giai đoạn nào trên thị trường: Khai phá, Tăng trường, Đỉnh cao hay Suy thoái. Giai đoạn lý tưởng nhất là Tăng trưởng vì tiết kiệm chi phí và có nhiều cơ hội
- Công cụ SWOT động: Phân tích các điểm mạnh, yếu của chính mình trong môi trường kinh tế động, để chuẩn bị đón đầu cơ hội và né tránh rủi ro.
- Công cụ 3C: Customer, Competitor và Company. Phân tích 3 yếu tố này sẽ giúp chúng ta có chiến lược cạnh tranh đúng đắn, kéo khách hàng lại gần hơn và vượt qua đối thủ.
- Ma trận ANSOFF: phân tích năng lực sản phẩm và trình trạng thị trường hiện tại để quyết định mục tiêu đầu tư, nên khai thác triệt để sản phẩm cũ thị trường cũ, khai phá thị trường mới bằng sản phẩm cũ hay đầu tư sản phẩm mới.
- Ma trận BCG: phân tích portfolios sản phẩm để chọn đúng danh mục và mức độ đầu tư. Mọi doanh nghiệp đều cần ít nhất 1 “con bò” và phải nuôi bò từ đâu. Đây là công cụ giúp chúng ta nhìn rõ năng lực nội tại của sản phẩm và của chính mình để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Trên đây là những cảm nhận của cá nhân Dung, xin chia sẻ với các ACE SG1, SG2 và HN1, đặc biệt là những anh chị không có điều kiện tham dự lớp của Thầy ở SG3. Xin trân trọng tri ân tất cả các Thây Cô đã đồng hành cùng các học viên CEO KN – Group QTvKN.
Học viên CEO KN SG1 Nguyễn Thị Mỹ Dung DDR Agency